Công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh được các cán bộ, y bác sĩ tích cực tham gia

Chăm sóc người nhà đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, chị Nguyễn Thị Nho, phường Mường Thanh cho biết: “Được các cán bộ bnh vin tuyên truyn, hướng dn, tôi đã biết cách phân loại rác thải khi phục vụ người nhà tại bệnh viện. Nhng rác thi hng ngày cho vào thùng xanh ở cuối phòng. Tôi cũng rất hạn chế sử dụng túi ni lông, bát sử dụng một lần, chai nhựa đựng nước lọc để đảm bảo vệ sinh môi trường".

Để đảm bo  xử lý tt lượng rác thải sinh hoạt của người bệnh, Bệnh viện đã ban hành quy định về phân loi và thu gom cht thi  bệnh viện. Quy định này được dán ti các phòng bnh và điểm tp kết rác thi tm thicác khoa, phòng để bnh nhân, người nhà bnh nhân và các nhân viên y tế tiện theo dõi.

Điu dưỡng trưởng Nguyễn Thị Hoa cho biết: Tất cả các chất thải đều được phân loại tại nơi phát sinh và ngay tại thời điểm phát sinh. Và những chất thải nhựa, chúng tôi đựng vào túi màu trắng để tái chế. Tất cả các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào đều được chúng tôi hướng dẫn về nội quy khoa, phòng, về nơi đổ rác, phân loại rác. Đối với rác thải có khả năng tái chế như: vỏ chai nhựa, vỏ lon nước ngọt... được sử dụng trong sinh hoạt của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế hay các loại chai nhựa, dây truyền dịch, bơm tiêm được loại bỏ đầu sắc nhọn và không chứa yếu tố lây nhiễm sẽ được mang đi xử lý và tái chế để tránh lãng phí nguồn tài nguyên, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí tiêu hủy.

Không chỉ phân loại để tái chế, hiện nay, hướng tới mục tiêu giảm thiểu và loại bỏ dần chất thải nhựa trong ngành Y tế, bệnh viện cũng đã đẩy mnh tuyên truyn, vn động. Trước hết là cán bộ, nhân viên y tế, sau đó là người bnh, người nhà người bnh hn chế sử dụng túi, chai, cc, bát, đĩa, ống hút và các vt dng khác làm từ nhựa dùng mt ln hoc nilon khó phân hy cho cho mục ích ăn, ung, sinh hoạt hằng ngày. Trong các cuộc họp cũng đã quán triệt không sử dụng chai nước lọc dùng một lần mà thay bằng cốc thủy tinh.

Bệnh viện tăng cường tuyên truyền qua các pano, áp phích, khẩu hiệu tại góc truyền thông của từng khoa, phòng. Bên cạnh đó, bệnh viện hướng tới hạn chế sử dụng vật dụng bằng nhựa, các vât dụng, vật tư y tế, bao bì, dụng cụ gói, vỏ đựng thuốc làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa. Hàng năm ở mỗi khoa phòng đều có kế hoạch giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa.

Bằng những hành động thiết thực, cụ thể, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh nói riêng, toàn thể ngành Y tế cùng các cấp, ngành đang chung tay, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giúp người dân từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa./.

Hải Hậu - CDC Điện Biên